Tuesday, July 1, 2014

CÁCH ĐÁNH DẤU TRỌNG ÂM CƠ BẢN

1. Với những từ có 2 âm tiết :
- Động từ: Trọng âm thường rơi vào tiếng thứ 2.
Ex : de'stroy; pe'rmit; sug'gest; ad'vide...
- Danh từ, Tính từ , Trạng từ : Trọng âm thường rơi vào tiếng đầu tiên.
Ex : 'doctor, 'lovely, 'careful...

2. Những từ có 3 âm tiết trở lên thì trọng âm rơi vào tiếng thứ 3 từ phải sang trái
Ex : geography -> ge'ography

3. Các từ có tận cùng là: -tion, -sion, -ity, -ety, -ic, -ical, -ous, -ian, -al thì trọng âm rơi trước những từ này
Ex : preparation -> prepa'ration...

4. Các từ có tận cùng là: -ese, -ee, -eer, -oo, -oon, -ique, -ed, -esque thì trọng âm rơi vào những từ này
Ex : Vietna'mese , employ'ee...

5. Một số tiền tố và hậu tố ko ảnh hưởng đến trọng âm. Lúc đó ta phải xét đến từ gốc: re , dis, un, in, il, im, ir, ing, ful, ness, less, able, uos, ly, ment...
Ex : uncomfortable -> xét từ : comfort ( bỏ tiền tố "un" và hậu tố "able" ) đây là tính từ có 2 âm tiết nên trọng âm ở tiếng đầu tiên . => un'comfortable

+ Các trường hợp đặc biệt và ngoại lệ:
* Đối với động từ: Các động từ như happen, open, offer, listen, answer, enter... có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.

* Đối với từ vừa là danh từ vừa là động từ: Những từ vừa là noun vừa là verb có 2 âm tiết thì khi là noun trọng âm sẽ rơi vào âm đầu còn verb thì rơi vào âm sau.

* Đối với tính từ: Tính từ ghép 2 từ mà từ đằng sau là phân từ II thì trọng âm cũng rơi vào chính phần PII đó.
VD: bad-'tempered.

* Các từ như however, whatever, whenever... thì trọng âm rơi vào ever.

* Đối với các từ có tận cùng là -acy, -age, -ate, -ic, -ics,... : các từ như catholic, lunatic, politics, arabic... có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.

* Đối với các từ số đếm: kết thúc bằng "-teen" thì trọng âm rơi vào "teen"; kết thúc bằng "-ty" thì trọng âm rơi vào âm thứ nhất.
VD: thir'teen - 'thirty; fif'teen - fif'ty

P/s:
Trọng âm ko bao giờ rơi vào phần đc phát âm " ə " nhưng lại có thể rơi vào âm " ɜ: " (cái này loại đc cơ số các cái từ đặc biệt nêu trên)

Danh từ ghép:
N-N: rơi vào từ đầu tiên
V-N, Adj-N, Adv-N: rơi vào N

No comments:

Post a Comment